Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

(BNP) - Chùa làng Phú Xuân (Cầu Lâu tự), thôn Phú Xuân, phường Kim Chân (thành phố Bắc Ninh), được khởi dựng từ khoảng thế kỷ XVIII ở khu Cầu Lâu. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ tổ, thờ mẫu.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Tòa Tam bảo của chùa có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện.

Chùa làng Phú Xuân là công trình tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật của nhân dân địa phương, ngôi chùa từ khi khởi dựng cho đến nay vẫn luôn được nhân dân địa phương đặc biệt quan tâm bảo vệ và được trùng tu, sửa chữa nhiều lần để có diện mạo như ngày nay.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Chính giữa bờ nóc toà Tam bảo là biển tự dạng cuốn thư.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Mái lợp ngói mũ, trang trí tinh xảo.

Chùa làng Phú Xuân hiện tọa lạc trên một khu đất đẹp có diện tích hơn 400 m2 ở cuối làng, phía trước là ngòi Tào Khê, xung quanh là cánh đồng màu của thôn, toàn bộ đất đai của chùa đã được xây dựng tường bao bảo vệ.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Cổng chính vào chùa.

Hiện nay tòa Tam bảo của chùa có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện; chùa quay hướng Tây Bắc gồm: Tiền đường có quy mô 3 gian 2 chái, kiến trúc kiểu 4 mái 4 đao cong, chính giữa bờ nóc trang trí biển tự dạng cuốn thư, mái lợp ngói mũi, đao đắp hồi long, cửa mở 3 gian giữa kiểu thượng song hạ bản chạm tứ quý, gian chái trổ cửa chữ Thọ tròn.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Bức bình phong đá đặt chính giữa sân chùa.

Bộ khung tòa Tiền đường được liên kết bởi 6 hàng cột dọc, 4 hàng cột ngang, gồm 4 bộ vì chính, sử dụng chất liệu hiện đại (bê tông cốt thép). Kết cấu vì nóc kiểu chồng rường, vì nách kiểu kẻ ngồi, trên câu đầu, con chồng, bảy hiên đắp vẽ hoa lá cách điệu.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Thượng điện có quy mô 2 gian.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Đỉnh nóc được lợp ngói mũ.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Nhà khách nằm bên phải toà Tam bảo.

Thượng điện có quy mô 2 gian; bộ khung tòa Thượng điện liên kết bởi 2 hàng cột dọc, 3 hàng cột ngang, gồm 3 bộ vì chính, sử dụng chất liệu hiện đại (bê tông cốt thép). Kết cấu vì nóc kiểu chồng rường, vì nách gác tường, các cấu kiện được đắp gờ chỉ.

Chùa làng Phú Xuân hiện còn bảo lưu được 01 tấm bia đá đứng trên lưng rùa, bia đã bị mờ không rõ niên đại, 02 ngôi tháp cổ, còn lại các hiện vật đều là hiện vật mới (đầu thế kỷ XXI).

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Một ngôi tháp cổ nằm trong khuôn viên chùa.

Lễ hội chùa Phú Xuân được tổ chức vào ngày 20 tháng Hai hàng năm, trong ngày diễn ra hội chùa có tục cúng dường tam bảo, ngoài ra các ngày tuần rằm, mồng một, các dịp lễ, tết phật tử địa phương tới chùa hành lễ cầu tài lộc, bình an cho gia đình và bản thân.

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Bắc Ninh: Chùa làng Phú Xuân

Lầu Quan âm được xây dựng trên mặt hồ nước có cây cối xanh mát bao quanh.

Không chỉ trong quá khứ mà cho đến nay chùa làng Phú Xuân luôn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân địa phương, nơi hướng con người đến với điều thiện, tránh xa điều ác, các hoạt động văn hóa diễn ra tại đây luôn thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, do vậy cộng đồng ngày càng gắn kết.

Chùa làng Phú Xuân (Cầu Lâu tự) đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử Văn hoá cấp tỉnh tại Quyết định số 1568/QĐ-UBND ngày 09/10/2019.

 Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh

XEM THÊM SẢN PHẨM BÁN

NỀN TẢNG ĐĂNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHỢ BẮC NINH

Untitled

NHÓM ĐỘC GIẢ ĐỌC BÁO BẮC NINH

20211201_083027


Bài viết liên quan

Bắc Ninh: Chùa Nguyệt Cầu (Trang Nghiêm tự)
Bắc Ninh: Chùa Nguyệt Cầu (Trang Nghiêm tự)
Bắc Ninh: Nét văn hóa đặc sắc của tranh dân gian Đông Hồ
Bắc Ninh: Nét văn hóa đặc sắc của tranh dân gian Đông Hồ
Bắc Ninh: Quê hương chùa tháp, lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian
Bắc Ninh: Quê hương chùa tháp, lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian
Bắc Ninh: Đặc sắc nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư
Bắc Ninh: Đặc sắc nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư
Danh nhân lịch sử tiêu biểu người Bắc Ninh thời kỳ chống Bắc thuộc
Danh nhân văn hóa tiêu biểu người Bắc Ninh thời Lý