Sáng 5-9, cùng với hơn 22 triệu giáo viên và học sinh cả nước, hơn 400 nghìn giáo viên, trẻ mầm non và học sinh các cấp tại hơn 500 trường học trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào năm học 2024-2025. Nhân dịp khai giảng năm học mới và “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ngành, địa phương đến tặng hoa chúc mừng, động viên các thầy cô giáo và các em học sinh nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2024-2025, năm đầu tiên cả nước thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Xem chi tiếtBắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hải Dương, Hưng Yên; phía Tây và Tây Bắc giáp thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh là cửa ngõ Kinh thành Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội, là phên dậu chắn che cho Đông Đô - Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Xem chi tiếtBắc Ninh - vùng đất địa linh nhân kiệt, cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian với nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc và những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm làm say đắm lòng người, nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước… Đến với Bắc Ninh là đến với miền đất của những con người yêu nước, thượng võ; cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tinh xảo hoạt bát trong giao thương buôn bán; thông minh hiếu học và giàu truyền thống khoa bảng; yêu say các hoạt động và sáng tạo nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc…
Xem chi tiết(BNP) - Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn) được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014. Nơi đây cũng là một trong những điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Về với vùng quê Kinh Bắc - Bắc Ninh, du khách không thể không đến thăm quan, dâng hương tưởng nhớ công ơn các vị vua triều Lý.
Xem chi tiếtBắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, nhưng nơi đây lại đang sở hữu hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng, các đình đền chùa nổi tiếng, nơi lưu giữ hồn gốc Việt lâu đời nhất, trong đó phải kể đến 4 di tích Quốc gia đặc biệt (chùa Dâu, chùa Bút Tháp; chùa Phật Tích; khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý) và 10 di tích lịch sử cấp tỉnh. Dưới đây là 14 điểm du lịch ở Bắc Ninh, du khách nên một lần ghé thăm.
Xem chi tiếtAi đã một lần đặt chân đến vùng quê Kinh Bắc, mảnh đất Bắc Ninh chắc hẳn đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của miền đất nơi đây, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian với nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc. Nhắc tới Bắc Ninh, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc sản đồng quê bình dị, mà còn được thưởng thức nét độc đáo của người quan họ trong câu hát mượt mà, đằm thắm.
Xem chi tiếtBắc Ninh - Miền quê của những di sản lịch sử văn hóa tiêu biểu của nền văn hiến và truyền thống cách mạng Việt Nam. Tới bất cứ đâu trên mảnh đất này - nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay, luôn là phên dậu phía Bắc của Kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những kỷ niệm lịch sử và sống động truyền thống văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết tinh trong những di tích lịch sử văn hóa với số lượng phong phú vào bậc nhất so với các địa phương trong nước và đặc biệt phô diễn rực rỡ trong các lễ hội dân gian ở những làng quê nổi tiếng “địa linh, nhân kiệt”.
Xem chi tiếtVăn nghệ dân gian Bắc Ninh là sự kết tinh giá trị vật chất và tinh thần của con người trên quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh trong trường kỳ lịch sử, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn minh sông Hồng thời mở nước, nền văn minh Đại Việt thời phong kiến, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Xem chi tiếtNghề làm tranh dân gian đông hồ là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ đề nghị UNESCO công nhận tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Xem chi tiếtVốn là tổ đình của Phật giáo Việt Nam và là quê hương nhà Lý, triều đại sùng mộ đạo Phật, Bắc Ninh - Kinh Bắc từ ngàn xưa đã là quê hương của chùa tháp nổi tiếng với những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trúc tạo tác rất công phu, tài nghệ như: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bách Môn, Tiêu Sơn, Cổ Pháp…
Xem chi tiếtLàng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Dâu. Làng hiện còn lưu giữ một “đặc sản” văn hóa dân gian mà cả trong nước, thế giới đều biết đến, đó là nghệ thuật múa rối nước.
Xem chi tiếtTrong công cuộc đấu tranh với giặc phương Bắc, quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc tự hào vì có những người con là những danh tướng tài ba như: tướng Cao Lỗ Vương với vũ khí nỏ thần vô cùng lợi hại trong cuộc chiến với Triệu Đà, cuộc chiến đầu tiên bảo vệ lãnh thổ và Đức Thánh Tam Giang (Trương Hống - Trương Hát) giúp Triệu Quang Phục đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương vào thế kỉ VI.
Xem chi tiếtVương triều Lý là một triều đại lớn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước Việt Nam và để lại dấu ấn sâu đậm trong xã hội trên mọi phương diện. Mảnh đất Bắc Ninh - Kinh Bắc tự hào là nơi phát tích vương triều Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất là những người con đất Kinh Bắc như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh…
Xem chi tiếtVương triều Trần - một triều đại rực rỡ, có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Xem chi tiếtThời Lê Sơ trị vì đất nước ta trong vòng 100 năm (1428-1527), đây là thời kỳ thịnh trị nhất của triều Lê và cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam với nhiều thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp phát triển nền văn minh Đại Việt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục thi cử, quân sự...
Xem chi tiếtThời Lê - Mạc là thời kỳ dài phát triển, trải qua các triều đại: Lê Sơ (1428 - 1527), Mạc (1527 - 1592). Trong giai đoạn đầu triều Lê Sơ, những chủ trương, chính sách được ban hành kịp thời, hợp lòng dân đã đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới.
Xem chi tiếtThời Mạc và Lê Trịnh - gọi chung là thời Lê Trung Hưng (1527-1788). Đây là thời kỳ đặc biệt, có lúc có 2 triều đại song song đan xen nhau, cũng là thời kỳ đất nước có nhiều biến động lớn lao, sôi động nhất trong lịch sử nước Đại Việt.
Xem chi tiếtTrong bài “Danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu người Bắc Ninh thời Lê Trung Hưng”, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã giới thiệu tới độc giả 5 danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu là những người con ưu tú của quê hương Kinh Bắc thời Lê Trung Hưng. Trong bài này, chúng tôi xin được giới thiệu tới độc giả 6 danh lịch sử - văn hóa tiêu biểu tiếp theo, gồm: Nguyễn Gia Thiều, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Đương Hồ, Nguyễn Phúc Xuyên, Trần Danh Lâm và Trần Danh Án.
Xem chi tiếtTriều Nguyễn - triều đại Phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, đã tồn tại 143 năm (1802-1945) với 13 đời vua Nguyễn. Triều Nguyễn cũng là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Trong thời kỳ này, Bắc Ninh - Kinh Bắc tự hào vì có những người con mang tên: Cao Bá Quát, Nguyễn Cao, Nguyễn Quyền, Vũ Trinh, Hoàng Văn Hòe, Nguyễn Đăng Sở - những danh nhân lịch sử văn hóa tiêu biểu của dân tộc và của quê hương Bắc Ninh.
Xem chi tiếtNhững cái tên gồm: Cao Bá Quát, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở, Nguyễn Cao - 4 danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, 4 người con ưu tú của quê hương Kinh Bắc thời Nguyễn đã được Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh giới thiệu tới độc giả trong bài “Danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu người Bắc Ninh thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX). Trong bài này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới độc giả các danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu tiếp theo của dân tộc thời Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Xem chi tiếtBắc Ninh - vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi giang sơn tụ khí, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài của nước Việt, quê hương của những danh nhân lịch sử - nhà văn hóa lớn đã có nhiều đóng góp quan trọng vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, xây dựng nền văn minh Đại Việt - Việt Nam.
Xem chi tiếtĐồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng thời kỳ 1938-1941, là một người chiến sĩ cộng sản kiên trung, vị lãnh tụ trẻ tuổi tài năng của cách mạng Việt Nam; một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh và dân tộc Việt Nam.
Xem chi tiếtĐồng chí Hoàng Quốc Việt - nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông là nhà hoạt động cách mạng thuộc lớp những cán bộ tiền bối của Đảng, đã có công lao và đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam.
Xem chi tiếtĐồng chí Lê Quang Đạo là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh, suốt đời phấn đấu, cống hiến, hy sinh vì lợi ích của Đảng, của dân tộc. Cuộc đời cách mạng cao đẹp của đồng chí là niềm tự hào, là động lực tinh thần to lớn cổ vũ các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Bắc Ninh học tập, noi theo, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Xem chi tiếtGiáo sư Trần Đức Thảo - một trong những người thuộc thế hệ trí thức Tây học xuất sắc đầu thế kỉ XX. Với trách nhiệm của một công dân yêu nước, Trần Đức Thảo sẵn sàng từ bỏ con đường vinh hoa để trở về Tổ quốc chung sức cùng nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương, đất nước.
Xem chi tiếtBắc Ninh - Kinh Bắc, vùng đất địa linh nhân kiệt - nơi giang sơn tụ khí đã sản sinh ra nhiều bậc hào kiệt xuất chúng của nước Việt. Cùng với những bậc anh hào, đất Kinh Bắc cũng là quê hương của nhiều bậc nữ nhi mà những đóng góp của họ đã được sử sách và người đời ghi nhận, góp phần tạo nên truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam. Một trong những bậc nữ nhi ấy phải kể đến cô thôn nữ hái dâu miền Kinh Bắc - Nguyên Phi Ỷ Lan.
Xem chi tiết(BNP) - Trải qua thời gian, đến nay đình làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du vẫn giữ được nét kiến trúc thời Lê. Nơi đây là điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương và thu hút đông đảo khách du lịch thăm quan, khám phá nét văn hóa của vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Xem chi tiếtDòng họ Nguyễn Đăng làng Bịu (nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những “tứ gia vọng tộc” nổi tiếng về khoa bảng của vùng Kinh Bắc xưa với 5 vị đỗ đại khoa, trong đó hai vị đỗ Đình nguyên Thám hoa và Đình nguyên Trạng nguyên.
Xem chi tiết(BNP) - Được xây dựng từ thời Lê ( thế kỷ thứ XVIII) và được trùng tu lớn vào thời Nguyễn, dưới triều vua Tự Đức, trải qua thời gian, đến nay đình Tiến Bào (phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn) vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo cùng nhiều hiện vật có giá trị.
Xem chi tiếtBắc Ninh - Kinh Bắc, vùng đất địa linh nhân kiệt giàu truyền thống văn hiến và thượng võ. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, quân và dân Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Một trong những dòng họ võ tướng nổi tiếng, ghi nhiều chiến công hiển hách là dòng họ Nguyễn Đức ở Quế Ổ (Chi Lăng, Quế Võ).
Xem chi tiếtNgôi làng cổ Kim Đôi còn có tên gọi là Dủi Quan (nghĩa là người dân nơi đây từng sống bằng nghề dủi tôm cá ngoài đồng và sông, đồng thời có lắm người làm quan). Nằm bên bờ Nam sông Cầu, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chừng dăm cây số, làng Kim Đôi hàng thế kỷ được mệnh danh là một trong những "lò tiến sĩ"của nước ta.
Xem chi tiết(BNP) - Nằm bên sườn núi Sừng, cạnh dòng sông Tiêu Tương xưa, đền Liễu Giáp (hay còn gọi là đền Lũng Sơn), thôn Lũng Sơn, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, vẫn còn lưu giữ được nét kiến trúc xưa, trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Xem chi tiếtLà vùng đất cổ của người Việt, trải qua hàng nghìn năm vật lộn với thiên nhiên và kiên trì bảo vệ nền độc lập dân tộc, người dân Bắc Ninh đã tạo dựng nên đời sống vật chất và tinh thần trên mảnh đất của mình với những sắc thái riêng, dần dần đã trở thành nét văn hoá với những giá trị nhân văn mang tính đặc thù của người Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Xem chi tiết(BNP) - Từ đường họ Lê Duy (xã Tam Giang, huyện Yên Phong) là công trình kiến trúc cổ, được dòng họ xây dựng từ thế kỷ XIX để thờ cúng tổ tiên và tưởng niệm danh nhân khoa bảng Lê Duy Đản. Từ đường được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 05/10/2009.
Xem chi tiếtTỉnh Bắc Ninh là tên gọi được đặt vào thời nhà Nguyễn năm 1831, đời vua Minh Mệnh. 191 năm qua là khoảng thời gian chẳng thể thấm tháp so với chiều dài hàng nghìn năm lịch sử của vùng đất Luy Lâu - Kinh Bắc vốn được mệnh danh là cái nôi của người Việt cổ.
Xem chi tiết(BNP) - Đền Trịnh Xá, khu phố Trịnh Xá, phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn được xây dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn được tu bổ tôn tạo với quy mô lớn. Trải qua thời gian, chiến tranh với nhiều lần trùng tu, đến nay ngôi đền vẫn giữ được lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo thời Nguyễn cùng nhiều hiện vật có giá trị.
Xem chi tiết(BNP) - Đình Hữu Chấp, thôn Hữu Chấp (phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh) được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, đến nay đình làng là trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ, nơi chứa đựng những kỷ niệm về hồn quê hương đất nước. Đình Hữu Chấp đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 242/QĐ-UBND của UBND tỉnh năm 2014.
Xem chi tiết(BNP) - Nằm cạnh sông Ngũ Huyện Khê, chùa Hưng Quang, khu phố Trịnh Xá, phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn được xây dựng vào thời Lê. Trải qua thời gian, chiến tranh, với nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay chùa vẫn giữ được lối kiến trúc xưa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Xem chi tiết(BNP) - Chùa Nguyệt Cầu, xã Tam Giang, huyện Yên Phong được khởi dựng từ lâu đời và bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại, nhân dân xây một ngôi chùa nhỏ để thờ Phật. Đến năm 2003, xây dựng lại chùa trên vị trí như hiện nay.
Xem chi tiết(BNP) - Đình Đẩu Hàn (Thôn Đẩu Hàn, phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh) vốn được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) với quy mô lớn và còn để lại dấu ấn trên kiến trúc và điêu khắc. Đến thời Nguyễn, đình tiếp tục được trùng tu, tôn tạo và giữ nguyên kiến trúc đến ngày nay. Đình được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số1489/QĐ - UBND ngày 05/10/2009.
Xem chi tiết(BNP) - Nhà thờ 18 tiến sĩ họ Nguyễn, thôn Kim Đôi, phường Kim Chân, thành phố Bắc Ninh được khởi dựng khoảng cuối thế kỷ XV. Nơi đây là nhà ở của cụ Nguyễn Lung khi cụ về đây sinh cơ lập nghiệp.
Xem chi tiết(BNP) - Nghè làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du vốn có từ lâu đời, trải qua thời gian, chiến tranh, với nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay di tích vẫn còn giữ được nét kiến trúc thời Nguyễn, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Xem chi tiết(BNP) – Đền Vân Mẫu, khu Chu Mẫu (phường Vân Dương) là công trình văn hóa tín ngưỡng có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời của nhân dân nới đây. Đền thờ đức thánh Mẫu, người sinh ra các đức thánh Tam Giang
Xem chi tiết(BNP) - Chùa làng Phú Xuân (Cầu Lâu tự), thôn Phú Xuân, phường Kim Chân (thành phố Bắc Ninh), được khởi dựng từ khoảng thế kỷ XVIII ở khu Cầu Lâu. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ tổ, thờ mẫu.
Xem chi tiết(BNP) - Nhà Cố Trạch, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, được xây dựng từ lâu đời, tương truyền đó là nhà ở của đức Mẫu khi xưa. Sau khi bà mất, để tưởng nhớ công ơn của bà đã sinh ra đức thánh Tam Giang, nhân dân địa phương đã lấy nhà bà ở khi xưa làm nơi thờ tự và gọi là Nhà Cố Trạch.
Xem chi tiết(BNP) - Đình Lễ Xuyên, phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn được khởi dựng vào thời Lê năm Cảnh Hưng 14 (1753) và trùng tu vào thời Nguyễn với quy mô lớn của vùng. Trải qua thời gian và chiến tranh, một số hạng mục đã bị tàn phá, hiện nay đình chỉ còn tòa Đại đình và Nghi môn.
Xem chi tiết(BNP) - Đình thôn Đông Phù, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du được khởi dựng vào thời Lê và trùng tu vào thời Nguyễn với quy mô lớn của vùng. Trải qua thời gian và chiến tranh, một số hạng mục đã bị tàn phá, qua nhiều lần trùng tu, hiện nay đình chỉ còn tòa Tiền tế và Đại đình.
Xem chi tiết(BNP) - Đình thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du xưa là ngôi miếu nhỏ, đến thời Lê, dân làng góp công, góp của dựng đình trên nền đất miếu điện xưa và đến thời vua Tự Đức thứ 7 (1854) đình được trùng tu, tôn tạo quy mô lớn với nhiều hạng mục, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Xem chi tiết(BNP) - Đình thôn Giới Tế, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du được khởi dựng từ thời Trần do một gia đình hào phú, góp tiền ruộng cùng với dân làng đứng ra hưng công khởi dựng và được trùng tu vào các triều Lê - Nguyễn. Trải qua thời gian và chiến tranh, hiện nay đình còn tòa Tiền tế, Đại đình và nhà Dải vũ.
Xem chi tiết(BNP) - Đình Hạ Giang, thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du vốn được khởi dựng từ thời Lê (năm 1724). Trải qua thời gian, chiến tranh, với nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay ngôi đình vẫn giữ được kiến trúc xưa, trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Xem chi tiết(BNP) - Đình khu phố Thọ Trai, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn khởi dựng vào thời Lê. Trên thượng lương đình còn khắc dòng chữ Hán ghi niên đại trùng tu toà Đại đình vào năm Cảnh Thịnh (1800), triều Tây Sơn. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay di tích đình Thọ Trai là điểm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Xem chi tiết(BNP) - Bắc Ninh - Kinh Bắc được mệnh danh là vương quốc của lễ hội. Hầu như làng quê nào trên đất Bắc Ninh cũng có lễ hội và thường được tổ chức vào mùa Xuân. Lễ hội nơi đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa các làng, xã và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng đồng làng, xã. Nhờ vậy mà lễ hội được tổ chức chu đáo, quy mô lớn với các nghi thức uy nghiêm trang trọng như: rước sách, tế lễ, dâng hương… và các hoạt động văn hóa nghệ thuật hết sức phong phú, hấp dẫn, đậm đà bản sắc của mỗi làng quê. Dưới đây là lịch một số lễ hội tiêu biểu (tính theo lịch âm) trên đất Bắc Ninh.
Xem chi tiết(BNP) - Đền Thọ Trai, khu phố Thọ Trai, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn được xây dựng từ lâu đời, đến thời Lê (thế kỷ XVII - XVIII) được tôn tạo, mở rộng. Năm 1927, một trận mưa bão lớn đã làm sập đổ ngôi đền. Đến năm 2005, nhân dân địa phương đã cung đức xây dựng lại ngôi đền mới trên đất cũ, nền xưa.
Xem chi tiết(BNP) - Nằm trên địa bàn khu phố Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay di tích nhà cụ Tú Ba vẫn giữ được nét kiến trúc xưa, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Xem chi tiết(BNP) - Tọa lạc ở giữa khu phố 1 Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên, nhà thờ họ Nguyễn vốn được khởi dựng từ lâu đời. Trải qua thời gian, chiến tranh, với nhiều lần trùng tu, đến nay di tích vẫn giữ được kiến trúc xưa và được xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp tỉnh năm 2016.
Xem chi tiết(BNP) - Nằm ở giữa khu phố Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn, đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Ngô Chung được xây dựng từ thời Lê. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi đền bị phá hủy hoàn toàn. Năm 2015, nhân dân địa phương và con cháu trong dòng họ đã góp công, góp của xây dựng lại ngôi đền mới với diện mạo khang trang, tố hảo.
Xem chi tiết(BNP) - Nằm cạnh dòng sông Tiêu Tương xưa, đình Vĩnh Kiều, phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn được xây dựng từ lâu đời. Vào thời Nguyễn, dưới triều vua Thành Thái 9 (1895), đình được tu sửa lần đầu. Trải qua thời gian, đến nay đình vẫn giữ được nét kiến trúc xưa, là điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương.
Xem chi tiết(BNP) - Được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Nguyễn, đình Bính Hạ (phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn) được trùng tu với quy mô lớn. Khoảng đầu những năm 80, ngôi đình đã bị xuống cấp phải dỡ bỏ. Năm 2017, đình được nhân dân tôn tạo khang trang tố hảo như hiện nay.
Xem chi tiết(BNP) - Di tích đền Trang Liệt, phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn có lịch sử lâu đời. Thần tích của đền cho biết, khi Lê Thái Tổ khởi binh chống giặc Minh có đến đây làm lễ cầu đại thắng (1418-1427). Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay ngôi đền vẫn giữ được nét cổ kính xưa, là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương.
Xem chi tiết(BNP) - Di tích đền Bính Hạ, phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn có niên đại từ thời Lê (khoảng thế kỷ XVII) và được tu sửa vào thời Nguyễn. Trải qua thời gian, chiến tranh, ngôi đền bị xuống cấp, đến năm 2012, chính quyền, nhân dân địa phương đã góp công, góp của trùng tu, xây dựng lại ngôi đền khang trang.
Xem chi tiết
Đơn vị phối hợp:
- Tỉnh đoàn - Hội LHTN - Hội sinh viên
- Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Hội Doanh nhân trẻ
- CLB Đầu tư & Khởi nghiệp
- Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật
- Hội Nông dân - CLB Nông dân SXKD
Chịu trách nhiệm nội dung: