Tranh hội đu thuộc thể loại tranh phong tục trong loại hình tranh dân gian Đông Hồ. Tranh mô tả một trò chơi truyền thống của người dân Việt Nam ngày xưa và vẫn còn tồn tại ở một số làng quê của Việt Nam hiện nay.
Mã tranh: Tranh Đông Hồ Ngày hội đầu năm
Kích thước cơ bản: 87cm x 67cm
Chất liệu khung: Gỗ, nhựa ép
Nghệ nhân làm tranh: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh
Chất liệu : Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
Tranh Ngày hội đầu năm có 4 kích thước chính:
Tranh hội đu thuộc thể loại tranh phong tục trong loại hình tranh dân gian Đông Hồ. Tranh mô tả một trò chơi truyền thống của người dân Việt Nam ngày xưa và vẫn còn tồn tại ở một số làng quê của Việt Nam hiện nay.
Trò chơi đánh đu
Chơi đu thường diễn ra vào những ngày Tết cổ truyền hay trong các ngày lễ hội đầu xuân ở các hội làng. Từ những ngày trước Tết, các làng cử người đi tìm chọn những cây tre to đẹp nhất để dựng cột đu. Cây đu thường được dựng giữa bãi đất rộng ở sân đình làng. Cây đu được cấu tạo gồm có trụ đu, thượng đu, tay đu và bàn đu. Trụ đu gồm 4 cây tre lớn tạo thành hai cột trụ, thượng đu làm bằng thanh tre đặt ngang nối hai phần trụ đu với nhau. Tay đu là hai cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt chắc chắn để người đu cầm khi đu, bàn đu là chỗ người chơi đứng lên trên đó để đu.
Có nhiều cách đu nhưng phổ biến nhất vẫn là đu đơn và đu đôi; đu đơn là đu một người, đu đôi là đu hai người. Đu đơn nữ thường thể hiện sự nhẹ nhàng và duyên dáng của người con gái, đu đơn nam thường thể hiện sự khỏe mạnh, bay bổng và chắc chắn của người con trai. Đu đôi gồm có đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Tuy nhiên, đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là chơi đu đôi nam nữ. Hai người lên đu quay mặt vào nhau, dùng tay vịn thân đu, dùng sức từ đôi chân đẩy cho đu bay cao. Người chơi càng nhún mạnh, đu càng bay lên cao. Khi cần đu lên ngang tầm với ngọn đu là lúc đu hay nhất, người đu kết hợp nhịp nhàng nhất, nếu người chơi đu khéo, đu giỏi có khi bàn đu còn bay qua ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người chơi giật giải.
Trò chơi đu yêu cầu người chơi phải thật bình tĩnh, có sức khỏe và một chút dũng cảm, bởi đây là trò chơi có tính mạo hiểm khi người đu có cảm giác hưng phấn thì có thể điều khiển đu bay lên rất cao. Nếu không bình tĩnh và không có sức khỏe thì người chơi rất khó điều khiển cây đu.
Ý nghĩa của tranh.
Tranh hội đu mô tả những nét đẹp văn hóa của người nông dân Việt Nam ngày xưa và nay, thể hiện sự giao hòa giữa trời và đất mong ước của những người nông dân mong cho thời tiết yên lành mùa màng bội thu. Đồng thời chò chơi còn thể hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và khát vọng bay cao của tuổi trẻ trong tương lai.
Hiện chưa có đánh giá nào