Gốm Phù Lãng luôn mang một mầu trầm ngâm nguyên thủy, luôn như đứng ở một cõi riêng bên ngoài cuộc sống hiện đại, không chỉ kén khách chi, mà còn kén cả người sáng tạo. Chất thô của gốm Phù Lãng chính là vàng ròng với những ai hiểu và yêu nó.
Đặc trưng nghệ thuật của gốm Phù Lãng Đặc trưng của gốm Phù Lãng là màu sành nâu tráng men da lưn cùng các họa tiết, hoa văn thường là rồng, phượng, hổ phù, hoa sen, lá đề. Do được làm hoàn toàn thủ công nên sn phẩm của mỗi nhà một khác từ hình dáng cho đến màu men vàng da lươn (vàng nhạt, vàng thẫm, vàng lục, vàng nâu, vàng đỏ...) - và đó là kỹ thuật, là bí quyết của từng hộ, có khi chỉ nhìn vào sản phẩm, những khách quen có thể nhận biết được đó là hàng của nhà nào. Loại gốm sành nâu của Phù Lãng được phát triển từ loại gốm đất nung với nhiệt độ lò nung được nâng dần từ 600, 700 độ C đến 1.200 độ C. Gốm sành nâu được làm từ đất sét thường. Ở nhiệt độ 1.200 độ C, xương gốm đã chớm chảy, kết dính hạt mịn và rắn chắc, trở thành sành sứ.
Về kỹ thuật tạo dáng, tạo khối nung, gốm Phù Lãng không khác nhiều so với gốm Thổ Hà. Nhưng về mặt nghệ thuật, gốm Phù Lãng đã vượt xa gốm Thổ Hà, bởi nó là loại gốm sành nâu đã được tráng một lớp nước men hoàng thổ, huyền thổ có sắc nâu vàng hoặc nâu đen khá dầy, thường gọi là men da lưn. Men của nó không bóng như men gốm sành trắng Bát Tràng, không đều màu mà có chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ rạn men, chỗ co men, rất phù hợp với nét đặc trưng nổi bật của dáng gốm sành nâu nói chung là đầy đặn, chắc khoẻ.
Gốm Phù Lãng với những tinh hoa tự có với tình yêu, sự nhọc công vì nghề của những người thợ - những nghệ sĩ đã và chắc chắn khiến gốm Phù Lãng sẽ lại nổi lên, lấy lại được chỗ đứng trong làng gốm Việt Nam cũng như bắt đầu xây dựng được một nét văn hóa dân tộc của gốm Việt Nam với bạn bè thế giới.
Hiện chưa có đánh giá nào