Bắc Ninh: IPM góp phần phát triển nền nông nghiệp sạch và bền vững

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là hệ thống sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Vụ xuân năm nay, nhiều nông dân ở thôn Đông Xá, xã Đông Phong (Yên Phong) mạnh dạn áp dụng chương trình giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại tồn dư trên sản phẩm, bảo đảm sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.

Tại cánh đồng lúa thôn Đông Xá, niềm vui được mùa hiện hữu trên khuôn mặt nhiều nông dân đang khẩn trương thu hoạch giống lúa TBR 225 áp dụng phương pháp quản lý IPM. Theo ông Nguyễn Đình Thoảng, một trong những hộ tham gia chương trình, việc thu hoạch áp dụng cơ giới hoá nên nông dân chỉ việc chờ máy gặt đập liên hợp gặt xong thửa ruộng của mình là vận chuyển thóc về nhà. Vụ xuân năm nay, gia đình ông Thoảng gieo cấy 6 sào lúa, 100% diện tích cấy bằng giống TBR225 áp dụng phương pháp IPM. Nhìn những thửa ruộng trĩu hạt mới thấy được hiệu quả mà chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa mang lại cho người dân nơi đây. Tham gia mô hình, các thành viên được cán bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Phong tập huấn các chuyên đề về IPM góp phần giảm lượng phân bón so với canh tác tập quán từ 10 -15%. Đồng thời, bảo tồn được nguồn thiên địch trên đồng ruộng, số lần phun và sử dụng thuốc BVTV ít hơn so với canh tác tập quán 1-2 lần/vụ. Chi phí áp dụng cho ruộng lúa IPM giảm hơn so với truyền thống từ 111.000 đồng/sào, chủ yếu là chi phí phân bón, thuốc BVTV và công lao động”.
Ông Phạm Văn Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Chương trình quản lý (IPM) là hệ thống sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Những năm trước đây, chương trình được áp dụng tại nhiều địa phương trong tỉnh, vụ xuân năm nay, nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về các biện pháp kỹ thuật trong quản lý IPM. Chi cục tiếp tục triển khai chương trình tại xã Đông Phong (Yên Phong) với 35 hộ nông dân tiêu biểu tham gia. Quá trình triển khai cho thấy khi áp dụng phương pháp này đem lại giá trị sản phẩm tốt, được nông dân đánh giá cao và nhân rộng.

 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham quan mô hình cấy lúa áp dụng chương trình IPM tại thôn Đông Xá, xã Đông Phong (Yên Phong).


Tham gia thực hiện mô hình IPM, các hộ được tập huấn, hướng dẫn chăm sóc cây lúa theo quy trình canh tác bài bản. Nhất là trong việc thăm đồng, Chi cục sẽ lấy các công thức thử nghiệm khác nhau để đánh giá theo dõi từng chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lúa, cũng từ đó sẽ giúp nông dân quản lý tốt dịch hại và ít sử dụng thuốc BVTV cũng như việc sử dụng thuốc đúng cách hơn. Sau một thời gian triển khai chương trình IPM, các hộ nắm bắt được các thành phần sinh vật gây hại trên cây lúa, các loại thiên địch trên đồng ruộng, phương pháp điều tra và đưa ra những biện pháp xử lý khoa học, an toàn với môi trường. Khi mới tham gia mô hình một số nông dân cảm thấy lo lắng, vì trước đây canh tác theo lối tập quán truyền thống, chưa theo quy trình nào mà chủ yếu theo kinh nghiệm của bản thân. Nhưng từ khi tham gia mô hình này, thực tế đã cho thấy lợi ích nhiều mặt như: lượng giống giảm, ít cỏ dại, cây lúa khỏe, chống chịu sâu bệnh và đổ ngã tốt. Đến kỳ thu hoạch, bông lúa to, tỷ lệ hạt chắc cao, mẩy hạt, năng suất ước đạt 270 kg/sào, tăng 19 kg/sào so với diện tích đối chứng cấy cùng giống nhưng không áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Lợi nhuận của công thức IPM tăng hơn so công thức truyền thống 320.000 đồng/sào.
Triển khai mô hình sản xuất lúa áp dụng phương pháp quản lý IPM giúp nông dân nâng cao nhận thức trong canh tác lúa, giảm được thuốc BVTV, giống, phân hoá học; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế nhờ việc thường xuyên thăm đồng, giúp nông dân nắm chắc giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, đưa ra biện pháp quản lý phù hợp. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ nông dân. Thông qua mô hình đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được các hộ nông dân đón nhận, tiếp thu và áp dụng, đạt kết quả tốt. Dù diện tích tham gia chưa nhiều, nhưng việc áp dụng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM cho cây lúa là tiền đề vững chắc mở ra hướng sản xuất VietGAP, hữu cơ, sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Theo Báo Bắc Ninh

XEM THÊM SẢN PHẨM BÁN

NỀN TẢNG ĐĂNG TIN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHỢ BẮC NINH

Untitled

NHÓM ĐỘC GIẢ ĐỌC BÁO BẮC NINH

20211201_083027


Bài viết liên quan

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý 183 vụ vi phạm các quy định về kinh doanh
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý 183 vụ vi phạm các quy định về kinh doanh
Bắc Ninh: Đánh giá, phân hạng 11 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
Bắc Ninh: Đánh giá, phân hạng 11 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
Bắc Ninh: Xu hướng của thương mại điện tử
Bắc Ninh: Xu hướng của thương mại điện tử
Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nước về chỉ số thương mại điện tử
Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nước về chỉ số thương mại điện tử
Bắc Ninh: Ưu tiên xu hướng đầu tư xanh
Bắc Ninh: Góp ý vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản