cầu mong sự thành công cho con cái và sự thanh bình cho gia đình. Dân gian lấy hình ảnh “cá chép hóa rồng” hay còn gọi là “cá chép vượt vũ môn” là biểu tượng của sự thành công. Chính vì thế ở đây hình ảnh cá chép được gửi gắm mong muốn thành công của người xưa cũng như hình ảnh ánh trăng tròn in dưới đáy nước mang ý nghĩa cầu mong sự thanh bình.
Mã tranh: Tranh Đông Hồ Cá chép trông trăng
Kích thước cơ bản: 62cm x 47cm
Chất liệu khung: Gỗ, nhựa ép
Nghệ nhân làm tranh: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh
Chất liệu : Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
Tranh Cá chép trông trăng có 4 kích thước chính:
Sáng trong vằng vặc cả bầu trời. Lộng lẫy sông hồ với biển khơi. Lung linh bóng nguyệt nền thu thủy. Vọng vời đua lượn lý ngư bơi.
Ý nghĩa tranhLý ngư vọng nguyệtvô cùng thâm thúy. Đây là một bản tranh cổ rất được ưa chuộng của người xưa.
Tên tiếng việt là tranh Cá chép trông trăng, tên chữ hán nôm có đề trên mặt điệp là tranh Lý ngư vọng nguyệt.
Tranh không đơn giản mô tả quang cảnh lãng mạn một con cá chép đớp bóng trăng dưới nước để rồi từ đó người đời cho rằng tranh lý ngư vọng nguyệt mang ý nghĩa khuyên dăn đừng vì ảo ảnh trước mắt mà quên mất giá trị chân thật lâu dài.
Phải nói ngay rằng, ý nghĩa tranh cá chép trông trăng còn thâm thúy hơn nhiều. Ở đó là hình tượng biểu trưng âm dương đối đãi. Mình con cá tạo thành một đường hình chữ S giống như biểu tượng vòng tròn thái cực - âm dương. Mặt trăng tròn phía trên là âm trong dương và hình bóng mặt trăng tròn dưới nước lại là dương trong âm. Hình tượng này cho thấy sự thâm thúy ý nghĩa tranh lý ngư vọng nguyệt mà người xưa để lại cho hậu thế. Ở đó cho thấy sự vận động không ngừng của mọi tạo vật, mọi sự việc, không có gì là cố định là tồn tại duy trì một trạng thái, mà luôn vận động biến đổi. Trong cái sấu sẽ có cái tốt, trong cái họa sẽ có cái may, cánh cửa này đóng lại sẽ lập tức có cánh cửa khác mở ra đón chào...
Bên cạnh đó, hình tượng cá chép trong văn hóa dân gian còn là biểu tượng nghị lực vươn lên trong cuộc sống và ước nguyện "vượt vũ môn hóa rồng" may mắn sẽ được tạo nên từ sự nỗ lực.
Do đó bức tranh này rất được ưa chuộng treo trong không gian phòng thờ, hay không gian phòng khách, nơi sinh hoạt chung của các thành viên gia đình.
Hiện chưa có đánh giá nào