Tranh Bịt Mắt Bắt Dê – Không phải ngẫu nhiên mà trong mười hai con giáp, hình tượng con dê lại xuất hiện nhiều trong những tác phẩm hội hoạ dân gian. Theo lý giải, dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh (Tam sinh: dê, lợn, bò). Cũng chính vì vậy, trong các vật nuôi, dê là loài vật gần gũi. Ảnh hưởng lớn đến tâm linh và đời sống văn hoá nghệ thuật của người dân. Bởi vậy trong dịp Tết đến, xuân về, nhà nhà sắm sửa. Cũng không quên sắm một bức tranh bịt mắt bắt dê dân gian Đông Hồ về treo nhà.
Mã tranh: Tranh Đông Hồ
Bịt Mắt Bắt Dê
Kích thước cơ bản: 87cm x 67cm
Chất liệu khung: Gỗ, nhựa ép
Nghệ nhân làm tranh: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh
Chất liệu : Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
+) Bức tranh bịt mắt bắt dê khắc họa một cảnh hội xuân. Sau phần lễ có phần hội, trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê đã được đưa vào phần hội này. Để thanh niên nam nữ vui hội. Bởi bậy bạn có thể hiểu nôm na. Mua bức tranh “Bịt mắt bắt dê” chính là đưa không khí Tết, không khí lễ hội ngày xuân. Một trò chơi vui vẻ dân dã về nhà, ước mong không khí vui tươi, phấn khởi sẽ hiện diện trong gia đình.
+) Sâu xa hơn nữa, hai người chơi – một nam một nữ. Đều đã ở tuổi trưởng thành – tượng trưng cho âm và dương. Họ bị bịt mắt cùng đuổi bắt một chú dê. Hình ảnh chú dê trong dân gian từ xa xưa đã gợi nhắc tới tính dục. Nam – nữ cùng đuổi bắt một chú dê hàm ý âm dương hòa hợp. Cảm xúc trai – gái được phép hừng lên, giải thoát khỏi những ràng buộc khắt khe của Nho giáo, “nam nữ thụ thụ bất thân”.
+) Đối với người Việt Nam, dê là con vật tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh và văn hoá nghệ thuật. Dê là con giáp thứ 8, vì vậy được coi là con giáp may mắn, biểu tượng cho phát lộc phát tài. Dê đực biểu tượng cho bản năng tính dục mãnh liệt và sự sinh sôi nảy nở. Dê cái lại tượng trưng cho tính ôn hòa, thuần hậu và sự nhanh trí…
+) Thêm vào đó, dê lại nằm trong tam sinh lục súc. Dê là một trong sáu con vật nuôi phổ biến nhất trong “lục súc” (gồm dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu) và là một trong ba thứ lễ vật để cầu cúng, tế dâng trong “tam sinh” (gồm dê, lợn, bò).
Tranh Đông Hồ bịt mắt bắt dê nghệ thuật làm quà tặng ý nghĩa khai xuân đầu năm
+) Trong quan niệm dân gian, Dê – chữ Hán là “Dương” cũng đồng thời là biểu tượng của yếu tố “dương” và sự mạnh mẽ tràn trề sinh lực sinh dục. Dê tượng trưng cho Dương khí khởi sinh, nên người ta thường nhắc đến câu Nhất dương sinh hay Tam dương khai Thái. Dê – dương cũng là ám hiệu của mùa xuân.
Nhất dương sinh trong khí tiết là: ngày đông chí, khi lạnh đến cùng cực thì có một khí dương sinh ra, đánh dấu sự chuyển mùa, sang xuân. Còn Tam dương khai Thái tức ba hào dương mở đầu quẻ Thái trong Kinh dịch, đồng thời là tượng quẻ của tháng Giêng. Thái cũng có nghĩa là sự hanh thông cho cả một năm mới.
Đây là điều nguyện ước lớn nhất đối với ông cha ta xưa kia. Khi đời sống trông chờ rất nhiều vào thời tiết mưa thuận gió hòa để cây cối tốt tươi, mùa màng thuận lợi, âm dương hài hòa thì súc vật sinh sôi nảy nở, đời sống con người được ấm no.
Hiện chưa có đánh giá nào