Tranh Đàn Lợn Âm Dương hay tranh lợn đàn. Là bức tranh dân gian Đông Hồ mang hình ảnh 6 con lợn đang ăn cây ráy cùng nhau. Trong đàn có 1 con lợn mẹ và 5 con lợn con. Trên bụng và mông mỗi con đều có 2 vòng thái cực âm dương.
Mã tranh: Tranh Đông Hồ Đàn Lợn Âm Dương
Kích thước cơ bản: 98cm x 77cm
Chất liệu khung: Gỗ, nhựa ép
Nghệ nhân làm tranh: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh
Chất liệu : Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
Tranh Đàn lợn âm dương có 4 kích thước chính:
Tranh Đàn Lợn Âm Dương hay tranh lợn đàn. Là bức tranh dân gian Đông Hồ mang hình ảnh 6 con lợn đang ăn cây ráy cùng nhau. Trong đàn có 1 con lợn mẹ và 5 con lợn con. Trên bụng và mông mỗi con đều có 2 vòng thái cực âm dương.
Tranh đàn lợn âm dương dân gian Đông Hồ treo tường ý nghĩa
Các con Lợn đều là béo tốt: Mặt Lợn to, tai lớn. Mắt có vành mi. Mõm Lợn nghiêng. Nhưng mũi lại gần như quay ra hướng chính diện, tạo dáng ngồ ngộ và động. Ngấn mõm đều có 3 ngấn. Và không quên hai ngấn mép của con Lợn như đang ăn ngấu nghiến. Bàn chân Lợn có 3 móng, trông rất vững chân đế. Lưng Lợn với độ cong hơi võng. Được thể hiện bằng một hoặc hai nét to bản. Nét của ngấn thủ (phần đầu lợn) với chân trước. Vòng bụng và nét ngấn của bắp đùi sau là nét to dầy nối vào nét cong lượn của bụng Lợn.
Tranh phòng khách đẹp đàn lợn âm dương Đông Hồ treo tường ý nghĩa
Riêng đuôi Lợn ở bức Lợn đàn để thẳng xuôi xuống. Còn các bức lợn ăn cây ráy hay lợn độc đuôi xoáy lên. Điều này tạo nên sự sinh động cho mỗi bức tranh lợn khác nhau. Song điểm chung của đuôi lợn vẫn là: Lông cuối đuôi đều được cách điệu như một chiếc quạt hình lá đề, và đều quay ra phía trước.
Tranh dân gian Đông Hồ đàn lợn âm dương treo tường ý nghĩa
Hình ảnh 5 chú lợn con cũng được miêu tả tương tự như mẹ Lợn. Nhưng mỗi con mỗi dáng vẻ: con muốn trèo lên lưng, con muốn rúc vào bụng mẹ. Các con khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn. Tất cả đều có bố cục khoẻ, giản dị, giàu chất trang trí cách điệu, mà đậm đà tính hiện thực. Nhưng mang nét tinh nghịch, và chuyển động nhiều hơn.
Tranh đàn lợn âm dương dân gian Đông Hồ treo trong phòng học của trẻ em
Hai xoáy âm – dương này nằm phía trên ngang mình Lợn. Vị trí (gần vai và mông) phía trên của 2 chân (trước và sau), thu hút sự chuyển động. Làm cho bạn càng có cảm giác như thấy con Lợn có dáng sinh động. Nó vừa là cái đẹp hữu hình, vừa là ẩn chứa quan niệm về ngũ hành.
Tranh Đông Hồ đàn lợn âm dương treo tường ý nghĩa
+) Theo quan niệm thì tranh đàn lợn âm dương dân gian Đông Hồ có hình ảnh con lợn là con vật đẹp nhất, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc. Hình ảnh xoáy âm dương trên mình lợn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở. Tranh Lợn Đàn được treo nhiều trong ngày Tết là để thể hiện mong ước năm mới thịnh vượng, phát tài phát lộc, đông con nhiều cháu.
Tranh lợn đàn âm dương dân gian Đông Hồ treo tường
+) Ngoài ra tranh còn có ý nghĩa:
Thuyết ngũ hành, kinh dịch: Tranh đàn lợn âm dương có đàn 5 con như ngũ hành. Nhưng chỉ có 4 màu (4 phương). Mẹ là con thứ 6. Nhưng tổng thể có 5 màu tất cả. Theo kinh dịch từ 5-6 tạo thành que tốt có hướng sinh xôi phát triển. Thấy 1 con có màu giống mẹ là thể hiện sự phát triển dựa vào cội nguồn. Kim. Mộc. Thủy . Hỏa thổ. Theo số hà đồ 5(thổ) sinh kim (6)- theo cửu cung.
Tranh treo phòng khách đàn lợn âm dương dân gian Đông Hồ đẹp
Vòng âm dương: Theo thuyết am dương thì Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Bát quái sinh vô cùng vũ trụ. Vòng âm dương ở bụng lợn cũng thể hiện sự sinh xôi vô cùng tận đó.
===>>>> Thực sự ý nghĩa của các bức tranh Đông Hồ không chỉ đơn thuần là hình ảnh vui tươi, câu chúc tụng mà còn ẩn sâu là chiết lý sâu xa của người Lạc Việt xưa gửi gắm lại cho thế hệ sau. Mà thực bản thân người làm tranh vẫn chưa tỏ tường…
Hiện chưa có đánh giá nào