Ý nghĩa tranh Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước.
Mã tranh: Tranh Đông Hồ Thánh gióng
Kích thước cơ bản: 87cm x 67cm
Chất liệu khung: Gỗ, nhựa ép
Nghệ nhân làm tranh: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh
Chất liệu : Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
Bức tranh mô tả quang cảnh của một đám rước Rồng trong dịp Tết nguyên đán, với trục chính là con rồng oai phong uốn lượn, được điều khiển bằng những vũ công trong đám rước rồng. Người góc trên bên phải giương cao tấm biển đề bốn chữ "Hoàng Long thịnh thế" (đời thịnh rồng vàng). Con Rồng từ lâu đã trở thành linh vật của người dân Việt, gắn liền với tâm thức “con Rồng cháu Tiên”, cũng là biểu tượng gần gũi với cư dân của nền văn minh lúa nước, đồng thời cũng biểu thị cho quyền uy của tự nhiên và xã hội. Múa Rồng là một trò trình diễn thường xuất hiện trong các dịp hội hè, lễ mừng, là hoạt động thường gặp trong đời sống của người Việt xưa. Tranh Đông Hồ là dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất của Việt Nam, gắn liền với tâm hồn Việt, đã từng là vật trang trí không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ dã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Hiện chưa có đánh giá nào